Đột nhập nơi làm việc của TikTok: Đằng sau hàng triệu video giải trí tươi vui là ngành công nghiệp vắt kiệt sức

February 26, 2024
Posted in TIN TỨC
February 26, 2024 admin

Đột nhập nơi làm việc của TikTok: Đằng sau hàng triệu video giải trí tươi vui là ngành công nghiệp vắt kiệt sức

Với hàng triệu video dường như vô tận về những trò đùa, nhảy múa và hàng loạt trend mới lên sóng mỗi ngày, TikTok tự nhận mình là nơi hạnh phúc nhất trên Internet.

Cựu nhân viên của TikTok Mĩ đã kể về tình trạng thiếu ngủ, làm việc vào cuối tuần và các cuộc họp bắt buộc với đồng nghiệp ở bên kia địa cầu. Các nhân viên, nhiều người trong số họ là cựu binh của các công ty công nghệ lớn khác, cho biết TikTok nhấn mạnh đến năng suất không ngừng nghỉ và tính bí mật ở mức độ hiếm có trong ngành.

Một số cựu nhân viên Hoa Kỳ cho biết họ có trung bình 85 giờ họp mỗi tuần trong thời gian làm việc tại TikTok và phải dành thêm thời gian ngoài giờ để hoàn thành công việc của mình. Một số người nói rằng có các vấn đề về sức khỏe như cân nặng sụt giảm, mức độ căng thẳng rất thấp hoặc cảm xúc đến mức có thể đe dọa đến tính mạng.

Nhân viên tại mạng truyền thông xã hội TikTok cho biết họ đang bị kiệt sức và suy sụp tinh thần nghiêm trọng do văn hóa nơi làm việc quá khắc nghiệt.

Tình trạng kiệt sức và thiếu ngủ là tình trạng phổ biến ở các nhân viên, trong khi một số nhân viên cho biết họ dành trung bình 85 giờ họp mỗi tuần.

Đột nhập nơi làm việc của TikTok: Đằng sau hàng triệu video giải trí tươi vui là ngành công nghiệp vắt kiệt sức - Ảnh 1.

Hoạt động của TikTok tại Hoa Kỳ có trụ sở tại Los Angeles, nhưng nhân viên nói với The Wall Street Journal rằng họ phải làm việc vào cuối tuần và tham dự các cuộc họp ảo với các đồng nghiệp ở Trung Quốc, nơi ByteDance, công ty Trung Quốc sở hữu nó, đặt trụ sở.

Phần lớn công việc do 1.500 nhân viên TikTok Hoa Kỳ đảm nhận liên quan đến việc chuyển đổi các sản phẩm được phát triển ở Trung Quốc cho khán giả Hoa Kỳ, nhưng nhiều người cho biết họ gặp khó khăn trong việc hiểu các tài liệu nội bộ viết bằng tiếng Trung và cho biết phần mềm dịch thuật thường thiếu sự chính xác.

Một nhân viên cũ, Melody Chu, người trước đây từng làm việc tại Facebook, Nextdoor và nhà phát triển trò chơi điện tử Roblox, đã chia sẻ về trải nghiệm của cô ấy khi còn là nhân viên tại TikTok trên Medium.

Chu cho biết thời gian ở đó của cô đã trở thành “cơn ác mộng”.

“Những cuộc họp căng thẳng nhất của tôi như buổi đánh giá với lãnh đạo thường diễn ra vào Chủ nhật hoặc hơn 10 giờ tối, khiến tôi lo lắng suốt cả ngày và không thể ngủ được vào ban đêm. Tôi quá xấu hổ khi thừa nhận rằng áp lực và thời gian đã khiến tôi phải tìm đến liệu pháp điều trị tâm lí. Cân nặng của tôi sụt giảm nhanh chóng và tôi bị khó ngủ. Tôi hầu như không bao giờ gặp cha mẹ của mình mặc dù họ sống gần tôi”, cô viết.

Chu kể thêm: “Nếu biết làm việc tại TikTok sẽ khiến tôi phải trả giá đắt thế này thì tôi đã không bao giờ nhận việc. Tôi học được rằng công việc hào nhoáng không xứng đáng với sức khỏe tinh thần và thể chất của tôi”.

Một người khác giấu tên cho biết anh chỉ có thể thuyết phục người quản lý không bắt làm việc suốt đêm trong hai ngày liên tiếp sau khi xuất trình giấy tờ về tình trạng bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng.

Đáp trả của TikTok

Đáp lại những cáo buộc, đại diện của TikTok cũng nói với The Independent rằng mặc dù công ty có rất nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp nhưng đây không phải là sự thay thế cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Họ nói thêm rằng họ tin rằng những nhân viên làm việc hiệu quả nhất là những người biết dành thời gian để nạp lại năng lượng. TikTok cũng khẳng định những yêu cầu gọi điện hoặc họp ngoài giờ làm việc là ngoại lệ chứ không phải là thông lệ.

Có mặt ở hơn 150 quốc gia, TikTok được thành lập vào năm 2016 và hiện là một trong những ứng dụng phát triển nhanh nhất thế giới, với hơn một tỷ người dùng.

Đột nhập nơi làm việc của TikTok: Đằng sau hàng triệu video giải trí tươi vui là ngành công nghiệp vắt kiệt sức - Ảnh 2.

Một nghiên cứu gần đây được công bố bởi Đại học Trindad và Tobago tuyên bố rằng nghiện TikTok là một tình trạng có thật, với các triệu chứng bao gồm lo lắng, cáu kỉnh và cảm giác buồn bã mạnh mẽ khi không được truy cập vào trang mạng xã hội.

Nguồn: Washington Post, The Independent

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *